Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Tìm hiểu về việc Xây dựng Luật trong lĩnh vực Công tác xã hội

Do nhu cầu của người dân trong việc sử dụng các dịch vụ Công tác xã hội ngày càng cao, sự hình thành và phát triển của các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cũng như những vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ xã hội đòi hỏi cần phải có những quy định, những văn bản cụ thể về lĩnh vực này. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật về lĩnh vực Công tác xã hội là việc làm hết sức cần thiết và cần phải có sự tính toán tỉ mỉ.
Phỏng vấn bên lề hội thảo đề xuất chủ trương xây dựng Luật về lĩnh vực công tác xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (Unicef) tổ chức sáng ngày 15/11 tại Hà Nội, Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ pháp chế đã chia sẻ: Lý do của đề xuất xây dựng Luật về ngành công tác xã hội là do nhu cầu về dịch vụ Công tác xã hội của người dân đã có từ rất lâu. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì cứ 100 người dân sẽ có khoảng 25 người dân có nhu cầu ngay về dịch vụ CTXH.
Xây dựng luật về lĩnh vực Công tác xã hội: Việc cần làm ngay
Luật về lĩnh vực Công tác xã hội: Cần phải làm ngay và phải có sự tính toán tỉ mỉ
Cũng theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ở nước ta hiện nay có khoảng 7.5 triệu người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: 1.4 triệu người, người khuyết tậu: 5.4 triệu người, hộ nghèo chiếm khoảng 12%, và những người phát hiện bị nhiễm HIV là 180.000 người.

Không chỉ dành riêng cho người yếu thế, Hoạt động công tác là dành cho tất cả mọi người dân

Ở nước ta hiện nay, việc hình thành luật trong mảng Công tác xã hội là rất cần thiết, nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tế và xu thế hòa nhập của đất nước, đưa nước ta hội nhập với khu vực và quốc tế.
Hiện nay, Vụ pháp chế đã chủ trì công tác rà soát hệ thống pháp luật từ những năm 1945 đến nay. Dựa trên kết quả thu được thì chưa có một đạo luật riêng, rành mạnh trong lĩnh vực Công tác xã hội. Chỉ có một số ít các luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quyền trẻ em… nhưng không nằm tập trung mà rải rác ở các luật, không tác động trực tiếp…

Để nắm được các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

Ở góc độ pháp lý, Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội, Bộ Nội vụ đã ra thông tư quy định về vị trí làm việc, chức danh nghề nghiệp của người làm nghề Công tác xã hội.
Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất là Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án nghề Công tác xã hội (năm 2010) tuy nhiên đây chỉ là quyết định cá biệt, cần tổ chức để triển khai.

- Lộ trình xây dựng Luật Công tác xã hội như thế nào cho phù hợp ?

Việc xây dựng Luật Công tác xã hội phải tính tới công tác đánh giá những tác động và chính sách. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký thành lập một Ban nghiên cứu đề án về xây dựng luật trong lĩnh vực Công tác xã hội.
Trong năm 2017 sắp tới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặt quyết tâm hoàn thiện đầy đủ hồ sơ về dự án luật Công tác xã hội, đồng thời đánh giá những thuận lợi, khó khăn.
Dự kiến đến tháng 4 năm 2017, Bộ Lao động Thương binh  và Xã hội sẽ gửi tới Bộ Tư pháp để đăng ký đưa vào chương trình sau đó sẽ trình Chính phủ phê duyệt và thống nhất với các Bộ, ngành khác. Điều quan trọng là phải có sự đồng thuận của nhân dân, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Hướng xây dựng Luật ngành Công tác xã hội ?

Đầu tiên cần phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Công tác xã hội, xác định chủ thể người thực hành nghề Công tác xã hội. Đồng thời, Luật cũng sẽ quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của người làm nghề Công tác xã hội, nguyên tắc nghề nghiệp như thế nào. Cơ quan quản lý, cấp chứng chỉ cũng như đào tạo ngành Công tác xã hội cũng cần phải được quy định rõ.

0 on: "Tìm hiểu về việc Xây dựng Luật trong lĩnh vực Công tác xã hội"