Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Hiệu quả đạt được từ những mô hình dịch vụ Công tác xã hội

Đạt hiệu quả gì từ những dịch vụ công tác xã hội chăm sóc đối tượng tại cộng đồng
Hiệu quả đạt được từ những mô hình dịch vụ Công tác xã hội
Ở nhiều nước trên thế giới, Công tác xã hội có chiều hướng phát triển thành dịch vụ tại cộng đồng và góp phần cải thiện tính hiệu quả của dịch vụ phúc lợi xã hội. Hầu hết, cơ cấu các dịch vụ Công tác xã hội có sự kết hợp của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ. Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau thì mối quan hệ này sẽ khác nhau phụ thuộc vào lịch sử phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội, yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế, chính trị của mỗi nước. Ở Việt Nam, các mô hình dịch vụ Công tác xã hội được thực hiện tại cấp chính quyền địa phương và đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Tại hội nghị chuyên đề về bảo trợ xã hội diễn ra ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào đầu tháng 12 vừa qua, các mô hình dịch vụ Công tác xã hội hoạt động hiệu quả như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Long An, Bến Tre, Khánh Hòa, Thái Nguyên… đặc biệt được quan tâm. Trong buổi hội nghị, tất cả các vấn đề đã được các đại biểu đặt lên bàn thảo luận nhưng thảo luận sâu nhất là về ngành Công tác xã hội.

Một số mô hình dịch vụ Công tác xã hội đạt hiệu quả

Tại đây, bà Trương Thị Như Hoa, giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng đã có những chia sẻ về mô hình dịch vụ Công tác xã hội tại Đà Nẵng - Là một trong những mô hình dịch vụ Công tác xã hội hoạt động hiệu quả. Bà cho biết: Đến nay Đà Nẵng đã triển khai thành công 3 mô hình dịch vụ Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng và đạt hiệu quả cao, gồm: mô hình “3 trong 1”- Với 3 hoạt động lồng ghép được thực hiện từ năm 2015, đó là đánh giá sàng lọc và phát hiện sớm trẻ có biểu hiện rối nhiễu tâm trí tại các trường mầm non, hỗ trợ kỹ năng chăm sóc cho phụ huynh và TGXH cho gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Qua đó đã sàng lọc được hơn 500 trẻ và phát hiện ra 50 trẻ cần can thiệp sớm; mô hình CLB sống độc lập dành cho trẻ chậm phát triển, down; mô hình hỗ trơ người tâm thần có cuộc sống hòa nhập với cộng đồng phối kết hợp trợ giúp họ học nghề và tạo việc làm cho họ.
Bà Trương Thị Như Hoa cũng khẳng định, tính nhân văn sâu sắc chính là một trong những hiệu quả tích cực từ các mô hình dịch vụ Công tác xã hội của trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng. Những thay đổi trong nhận thức và thái độ tích cực của cộng đồng đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần đã tạo nên một diện mạo mới cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng.
Bà cũng đã chỉ ra một yếu tố quan trọng khác đã tạo nên hiệu quả của mô hình này là sự tham gia tích cực của gia đình. Khi gia đình có nhận thức đúng về vấn đề và tham gia tích cực vào quá trình hỗ trợ sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan.
Ngoài Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng, một mô hình Công tác xã hội sáng tạo nữa phải kể đến là trung tâm Công tác xã hội Thái Nguyên, với đa dạng các mô hình tư vấn, hỗ trơ, chăm sóc đối tượng tại cộng đồng. Theo chia sẻ của bà Phùng Thị Thơm, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Thái Nguyên, để có thể đạt hiệu quả cao, Trung tâm đã tập trung “mũi nhọn vào đầu tư nhân lực, với đội ngũ cán bộ đã có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản về Công tác xã hội.
Tính đến nay, với đội ngũ chuyên nghiệp, Trung tâm Công tác xã hội Thái Nguyên đã triển khai hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho trên 1.000 đối tượng. Đồng thời, Trung tâm cũng đã năng động trong việc triển khai tổng đài 1800 8080 để tiếp nhận nhanh chóng và kịp thời khoảng gần 9.700 ca có nhu cầu được cung cấp các thông tin, kỹ năng, kiến thức…đối phó khi đối tượng cần sự trượ giúp. Với người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì tổng đài 1800 8080 đang là địa chỉ tin cậy khi cần trợ giúp.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet

Các mô hình dịch vụ Công tác xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, đại diện các địa phương, các trung tâm Công tác xã hội cũng nêu lên những khó khăn chung mà hầu hết các Trung tâm trên cả nước đang gặp phải, đó là  sự thiếu hụt về nhân lực, cộng tác viên Công tác xã hội. Đội ngũ Công tác xã hội chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho công tác này còn hạn chế. Ngoài ra, sự hiểu biết của người dân về lĩnh vực TGXH chưa cao; Do chưa có lộ trình, hướng dẫn cụ thể nên hoạt động phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực, nhận thức cho người dân còn nhiều khó khăn; Khuôn khổ pháp luật để phát triển nghề Công tác xã hội chưa rõ ràng…
Trước những thành công và khó khăn vướng mắc mà các đại diện địa phương, các trung tâm đã trình bày, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Văn Hồi chia sẻ, về cơ bản các mục tiêu cụ thể mà đề án 32 đã đề ra đều đã đạt được, trong đó có mục tiêu phát triển các dịch vụ Công tác xã hội, góp phần trợ giúp cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng khác tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống. Cho nên, ông Hồi cho rằng nhất thiết phải “cởi trói” cho các trung tâm BTXH, đa dạng hóa nguồn thu, có như vậy mới cải tiến được chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu lớn cả người dân.

0 on: "Hiệu quả đạt được từ những mô hình dịch vụ Công tác xã hội"