Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Nghề Công tác xã hội - cần nâng cao năng lực

Nâng cao năng lực nghề công tác xã hội tại Việt Nam
Nghề Công tác xã hội - cần nâng cao năng lực

Nâng cao năng lực nghề Công tác xã hội

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, Công tác xã hội là nghề đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên ở Việt Nam, Công tác xã hội lại là một nghề khá mới mẻ. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển nghề đã gặp không ít khó khăn. Để giải quyết những khó khăn này, Hiệp hội dạy nghề và nghề Công tác xã hội Việt Nam phối hợp cùng với Hiệp hội các trường Công tác xã hội quốc tế (IASSW) tổ chức “ Hội thảo quốc tế nâng cao năng lực công tác xã hội, Nâng cao năng lực lãnh đạo chuyên nghiệp trong công tác xã hội 2016”, hội thảo diễn ra trong ngày 17/10/2016 tại TP. Hồ Chí Minh.
Ở Việt Nam, nghề Công tác xã hội là nghề tự phát từ lâu, song đến năm 2010 nghề này mới chính thức được công nhận là một nghề chuyên nghiệp cùng với đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 (gọi tắt là đề án 32). Sau 5 năm thực hiện, đề án đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên, đề án cũng gặp phải không ít khó khăn như: Thiếu khuôn khổ pháp lý hỗ trợ, năng lực chuyên sâu về Công tác xã hội còn hạn chế, chương trình học ngành Công tác xã hội chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ và quản lý dịch vụ CTXH còn nhiều bất cập. Vai trò và năng lực của hiệp hội dạy nghề và nghề CTXH chưa được thể hiện.
Để giải quyết những vấn đề này và đóng góp chung vào sự phát triển Công tác xã hội tại Việt Nam, dự án phát triển giáo dục Công tác xã hội Việt Nam được thực hiện. Buổi hội thảo này sẽ tập trung vào Công tác xã hội trong trường học và trong các cơ sở y tế.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
Chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Thị Thuận về hội thảo lần này: “Mục tiêu của chương trình Hội thảo lần này là nhằm cung cấp những giải pháp để nâng cao năng lực cho nhóm giảng dạy và thực hành nghề CTXH chủ chốt tại Việt Nam. Đồng thời, bồi dưỡng cho một số lượng lớn đội ngũ giảng dạy CTXH ở Việt Nam, để đội ngũ này họ sẽ nắm vai trò lãnh đạo phát triển giáo dục nghề CTXH tại Việt Nam và khu vực. Ngoài ra, sẽ phát triển nguồn lực đào tạo có liên quan đến nghề CTXH ở địa phương cho Việt Nam và tiếp tục phát triển một cộng đồng học tập giữa những người giảng dạy CTXH ở Việt Nam để tăng cường sự học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau.”
Bà Thuận cho biết thêm: Nội dung chính của chương trình, người học sẽ được bồi dưỡng để họ trở thành những người giảng dạy và thực hành có hiệu quả, có cam kết và nhiệt huyết vì một xã hội tốt đẹp hơn; dựa vào phương pháp và kỹ năng định hướng nghiên cứu và dựa trên các bằng chứng phù hợp với hoàn cảnh để tập huấn cho giảng viên và thực hành CTXH; Phát triển chương trình CTXH và giáo dục thực hành với các đối tác địa phương và tổ chức phi chính phủ.
Dự án này sẽ hướng tới khoảng 700 giảng viên, cán bộ CTXH từ 52 trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng Công tác xã hội trên cả nước, cùng với đó là sự phối hợp với các trường đại học cao đẳng trên cả nước có đào tạo về CTXH cũng như các cơ sở liên kết, thực hành nghề.

0 on: "Nghề Công tác xã hội - cần nâng cao năng lực"