Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Hướng nghiệp ngành Công tác xã hội

Để giúp các bạn trẻ quan tâm và có nguyện vọng theo học ngành công tác xã hội hiểu thêm về ngành, nghề, cũng như công việc sau khi ra trường, Khoa Công tác xã hội Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để có thể hiểu sâu hơn và định hướng được về nghề công tác xã hội. 
Ở Việt Nam, hiện nay đang có một số trường Đại học, cao đẳng đào tạo ngành Công tác xã hội, có nhiều bạn trẻ có nguyện vọng học hoặc thậm chí có những bạn đang học ngành này vẫn còn nhiều thắc mắc: công tác xã hội là gì? học những gì và ra trường làm công việc như thế nào? Vậy hãy đối chiếu với những yếu tố sau đây để xem mình có phù hợp với ngành học này không nhé?
Tính cách của bạn như thế nào ?
Bạn có một tuổi thơ hạnh phúc hay bất hạnh? Nếu tuổi thơ của bạn êm ấm, không có nhiều biến cố thì bạn có thể theo học ngành này. Còn nếu tuổi thơ của bạn có nhiều chuyện buồn thì cần phải suy nghĩ thật kĩ trước khi lựa chọn học ngành công tác xã hội. Bởi để có thể làm tốt công việc của một nhân viên công tác xã hội, bạn phải có một cái nhìn lạc quan trước cuộc sống, có tình thương yêu và tin tưởng con người…
Định hướng nghề Công tác xã hội - Việc làm rất cần thiết
Định hướng giúp bạn biết được mình có phù hợp với nghề công tác xã hội không ? Công việc tương lai của bạn như thế nào ?
Trong quá trình học tập, bạn sẽ hiểu thêm những tố chất cần có để có thể trở thành một nhân viên Công tác xã hội thành công, từ đó bạn có thể điều chỉnh bản thân để phù hợp với nghề

Bạn có thái độ như thế nào với nghề này ? Bạn đã tích lũy được những kiến thức và kỹ năng này chưa ?

Khi đã trở thành một sinh viên chuyên ngành CTXH, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về chuyên môn. Bạn sẽ không phải lo lắng về khoảng cách giữa những yêu cầu của nghề nghiệp với những gì bản thân mình đang có. Đây là nghề không chỉ đòi hỏi về chuyên môn, kỹ năng mà còn đòi hỏi bạn phải có thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Bạn không chỉ phải hiểu biết rộng để có thể tư vấn cho thân chủ, bạn còn cần có sự đồng cảm với họ.
Bạn phải có thái độ chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện ở sự tôn trọng, tin tưởng, biết lắng nghe thân chủ khi họ đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, cần được giúp đỡ, biết hợp tác với tập thể vì bạn sẽ phải làm việc với các đoàn thể, tổ chức địa phương khi tham gia các dự án phát triển cộng đồng…
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
Những kỹ năng cần thiết của nghề công tác xã hội là: kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình Nếu trước khi bạn học mà bạn chưa có kỹ năng gì hết thì bạn cũng đừng lo lắng nhiều vì trong quá trình đào tạo nếu có chất lượng thì bạn sẽ được hướng dẫn (nhất là trong thời gian bạn thực tập tại cơ sở) về các kỹ năng cần thiết. Vấn đề chính là con người bạn có phù hợp với ngành công tác xã hội không, học công tác xã hội có khó không?. Nếu phù hợp thì bạn không gặp phải khó khăn gì trong việc rèn luyện, tự điều chỉnh. Những kỹ năng cần thiết là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng can thiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề…

Bạn có biết Cơ hội việc làm ngành công tác xã hội rất rộng mở ?

Xã hội ngày càng phát triển thì lại càng có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Việc cần thiết phải công nhận và phát triển nghề công tác xã hội như là một nghề chính thức là điều hết sức cần thiết. Khi đó sẽ có một hành lang pháp lý quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, vai trò, tính chất công việc cũng như mức lương tương xứng với công việc. Điều đó sẽ giúp cho các bạn có cơ hội việc làm rộng mở và có nhiều triển vọng phát triển. Vậy tốt nghiệp ngành công tác xã hội có thể làm việc tại đâu ?Khi đó bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, tại các xí nghiệp lớn có đông công nhân, tại các trung tâm giáo dục đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội…. Sau khi đã trau dồi được kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết, bạn hoàn toàn có thể có được một mức lương tương đối cao và vị trí việc làm ổn định, thăng tiến.
[ninja_form id=5]

0 on: "Hướng nghiệp ngành Công tác xã hội"