Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Hoạt động báo chí và truyền thông trong lĩnh vực phát triển nghề Công tác xã hội

Công tác báo chí và truyền thông được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tất cả các lĩnh vực trong xã hội trong đó có mảng phát triển nghề Công tác xã hội. Giữ vai trò định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nghề công tác xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đường lối, chủ trương cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước, Công tác truyền thông và báo chí trong lĩnh vực Công tác xã hội ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết.  
Ngày 28  và 29/11/2016, Hội thảo Báo chí và truyền thông với phát triển nghề công tác xã hội do Tạp chí lao động xã hội và Cục Bảo trợ xã hội phối hợp tổ chức. Mục tiêu của Hội thảo là đẩy mạnh công tác truyền thông trong công tác đẩy mạnh và phát triển ngành công tác xã hội; đồng thời đánh giá những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Đề án Công tác xã hội (Đề án 32 và Đề án 1215)

Những kết quả đạt được trong hoạt động báo chí và truyền thông nghề công tác xã hội

Tại Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và xã hội, Ông Trần Ngọc Diễn đã trình bày tại hội thảo một số nội dung cơ bản sau:
- Trong quá trình 5 năm thực hiện phát triển nghề công tác xã hội, lĩnh vực bảo trợ xã hội, chúng ta đã có nhiều bước đi mới, Đảng và Nhà Nước đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương nhằm hỗ trợ cho nhiều đối tượng trong xã hội, ban hành nhiều Luật và Bộ Luật như: Luật người Cao tuổi, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Luật Lao động…
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
- Ở nước ta hiện nay, đã hình thành và phát triển được hơn 400 cơ sở trợ giúp xã hội (bao gồm cả cơ sở công lập và ngoài công lập) trong đó có trên 30 trung tâm công tác xã hội chuyên sâu. Mô hình trung tâm Công tác xã hội được thành lập và vận hành có hiệu quả trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, có thể kể đến như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Long An, tp Hồ Chí Minh… Chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm này là cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng cần được bảo trợ xã hội. Đã có hàng ngàn lượt đối tượng xã hội đã được hỗ trợ như trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, bệnh nhân tâm thần, người khuyết tật, người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Từ năm 2010 đến nay, việc thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội, công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin nhằm nâng cao nhận thức, từng bước đưa nghề công tác xã hội trở nên chuyên nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó các cơ quan truyền thông báo chí chiếm một vai trò quan trọng. Báo chí vừa là kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến giúp người dân nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nghề công tác xã hội, vừa là nhịp cầu kết nối các chính sách, chế độ mới của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; vừa phản ánh những kiến nghị, đề xuất, bất cập của đề án công tác xã hội để các cơ quan chức năng điều chỉnh cho phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi để có nhiều cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội
Truyền thông báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nghề công tác xã hội
Dịch vụ ctxh và ý nghĩa nhân văn của nó đã được nhiều người biết đến và tìm đến để được trợ giúp kịp thời…là nhờ có hỗ trợ lớn của công tác báo chí và truyền thông
Kể từ năm 2011, nghề công tác xã hội đã được tuyên truyền một cách thường xuyên và liên tục bởi các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trong cả nước với hầu hết các loại hình báo chí. Vai trò định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nghề công tác xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đường lối, chủ trương cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước cũng được các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện rất tốt.  Bởi vậy, trong một thời gian không dài, dịch vụ ctxh và ý nghĩa nhân văn của nó đã được nhiều người biết đến và tìm đến để được trợ giúp kịp thời…
Cũng trong Hội thảo này, ông Trần Ngọc Diễn cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí cần dành nhiều thời gian và tâm huyết hơn nữa cho công tác tuyên truyền và phổ biến các Đề án về nghề Công tác xã hội, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về nghề để người dân biết học ngành công tác xã hội ra có thể làm việc ở đâu, chức năng nhiệm vụ, sứ mạng của nghề này như thế nào?
Đối với các phóng viên, nhà báo làm nhiệm vụ theo dõi các mảng truyền thông nghề công tác xã hội cũng cần được tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu.
Đẩy mạnh việc xây dựng các kế hoạch truyền thông cụ thể dưới các hình thức khác nhau bao gồm có việc chủ động đưa ra các thông tin đến việc lên kế hoạch xây dựng và triển khai các chủ đề truyền thông gắn với các giai đoạn của Đề án công tác xã hội.
Tại Hội thảo, đại diện Cục Bảo trợ xã hội cũng đã trình bày một số thành tích quan trọng đã đạt được trong 5 năm thực hiện đề án nghề Công tác xã hội (Đề án 32 và Đề án 1215) và những phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Cũng tại Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe giới thiệu về mô hình cung cấp dịch vụ ngành ctxh, trao đổi giữa các đại biểu và thực tế tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần tại Hải Phòng.

Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

0 on: "Hoạt động báo chí và truyền thông trong lĩnh vực phát triển nghề Công tác xã hội"