Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em - Những vấn đề cần giải quyết

Hiện nay, gia đình và trẻ em là hai nhân tố quan trọng, được xã hội hướng đến. Đây là những nhân tố quan trọng và luôn được xã hội quan tâm "nuôi dưỡng" và phát triển. Đồng thời đó cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương, cần được giúp đỡ  Là một nghề hướng đến việc trợ giúp, hỗ trợ cho các cá nhân, gia đình và người dân đặc biệt là những người yếu thế, những người có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ tự vươn lên hòa nhập với cộng đồng, nhiệm vụ của nghề Công tác xã hội chính là giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Việc chú trọng phát triển Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em là một việc làm cần thiết và cần được triển khai cấp bách.

Trong lĩnh vực gia đình và trẻ em, nhân viên Công tác xã hội đóng vai trò như thế nào?

Xã hội càng phát triển thì có càng nhiều các vấn đề xã hội nảy sinh. Ở nước ta hiện nay, với sự gia tăng rất nhanh của các vấn đề xã hội, nhất thiết cần phải có một đội ngũ Cán bộ làm nghề Công tác xã hội chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản đặc biệt là trong lĩnh vực gia đình và trẻ em.
Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em là một trong những mảng quan trọng, cần được quan tâm đầu tư và chú trọng phát triển
Chú trọng phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em
Người làm nghề CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những cá nhân, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn (phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của nạn buôn bán, lạm dụng tình dục…, người nghiện ma túy, người bị nhiễm HIV…). Nhân viên Công tác xã hội thường tham gia rất nhiều hoạt động: vận động xã hội, tham vấn và tư vấn tâm lý, nghiên cứu và tham mưu xây dựng chính sách xã hội.
Ở tất cả các tỉnh, thành phố của nước ta hiện nay, đã xây dựng và phê duyệt Kế hoạch để Phát triển nghề Công tác xã hội – Đề án 32 trong giai đoạn 2010 – 2015. Và đến nay, hầu hết các mục tiêu cụ thể của Đề án 32 đã đạt được, trong đó nổi bật là việc thí điểm các mô hình cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố. Với những hành động, việc làm cụ thể, nhân viên công tác xã hội  đã hỗ trợ nhiều cá nhân, những người  “yếu thế” có hoàn cảnh éo le, đặc biệt khó khăn. Nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã biết đến các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội do các trung tâm cung cấp, có thể kể đến như: tư vấn, trợ giúp khẩn cấp, hướng dẫn người dân có những quyết định đúng đắn trong từng hoàn cảnh cụ thể…
Điều đó cho thấy, các trung tâm công tác xã hội, những người làm nghề công tác xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại niềm vui, hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều cá nhân, gia đình và xã hội

Những vấn đề cần giải để phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em

Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Nghề CTXH đang trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh bức xúc, giải quyết mối quan hệ giữa người với người, giảm thiểu các vấn đề bất bình đẳng và mâu thuẫn trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại hạnh phúc cho con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội; trong đó lĩnh vực công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em là một mảng khá quan trọng. Sự chuyên nghiệp, bài bản của đội ngũ cán bộ, chuyên gia Công tác xã hội đã giúp cho các vấn đề nảy sinh được giải quyết một cách “hợp tình, hợp lý”, phù hợp với truyền thống và đạo lý của người Việt Nam.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
Trong quá tình triển khai Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội, chúng ta cũng còn một số hạn chế cần khắc phục,  việc xây dựng khuôn khổ pháp lý phát triển nghề Công tác xã hội cũng chưa được quan tâm đúng mức. Luật về ngành Ctxh cũng chưa được xây dựng thật sự đầy đủ, chưa có sự tách biệt mà chủ yếu quy định trong các Luật, Bộ luật khác như: Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Trong các văn bản đó cũng chưa quy định rõ vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH….
Hệ thống các cơ sở, trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội còn yếu, thiếu về cả chất lượng và số lượng. Đội ngũ chuyên viên, cán bộ cũng như cộng tác viên làm nghề công tác xã hội tại các cơ sở còn mỏng,  nhiều cán bộ chưa được qua đào tạo chuyên môn.
Việc nhận thức về nghề Công tác xã hội, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người làm nghề Công tác xã hội của cộng đồng, người dân còn chưa đầy đủ. Ở nhiều địa phương, hoạt động công tác xã hội còn chưa được coi trọng. Việc bồi dưỡng kiến thức cũng như kỹ năng cho cán bộ xã hội, đặc biệt là cán bộ làm việc trong lĩnh vực gia đình, trẻ em còn ít.

Kinh nghiệm tiếp cận và làm việc trong lĩnh vực gia đình và trẻ em của một nhân viên Công tác xã hội

Để nâng cao nhận thức về nghề Công tác xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực gia đình, trẻ em trong các cấp lãnh đạo, quản lý, cần phải làm tốt các hoạt động truyền thông, đưa các nội dung này vào tuyên truyền phổ biến, thông qua tại các hội thảo, hội nghị, tọa đàm… Từ đó, nâng cao nhận thức và phương thức, kỹ năng tiếp cận làm việc với các đối tượng cần được giúp đỡ cho các nhân viên công tác xã hội.
Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:
Tích cực xây dựng các mô hình các mô hình, các trung tâm, cơ sở thực hành công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em. Điều đó không chỉ góp phần vào công tác đào tạo cán bộ công tác xã hội mà còn tạo ra các cơ sở chuẩn phù hợp với điều hiện về còn người, điều  kiện về vật chất cho thực hành ngành công tác xã hội. Điều đó cũng tạo điều kiện cho những người học và làm việc có môi trường làm việc và cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội tốt hơn.
Tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành, các tổ chức xã hội. Cùng với đó cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức trên thế giới để các chuyên gia, cán bộ công tác xã hội có điều kiện chia sẻ kinh nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật cũng như trau dồi kỹ năng trong các hoạt động công tác xã hội
Hướng phấn đấu của hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em trong giai đoạn 2015 – 20120 là tiếp tục chú trọng phát triển mạnh hệ thống, mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở địa phương, cộng tác viên ở các cơ sở giáo dục, y tế, tư pháp… Ưu tiên xây dựng và phát triển các dịch vụ công tác xã hội với trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, nhân rộng các mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các địa phương (quận, huyện, xã phường…) tạo cơ hội ngày càng tốt hơn cho người dân tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ công tác xã hội… Điều đó cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

0 on: "Công tác xã hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em - Những vấn đề cần giải quyết"