Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Thực tiễn trong phát triển ngành công tác xã hội ở tại Việt Nam

Theo Cục Bảo trợ xã hội (trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH), các đối tượng nằm trong diện cần trợ giúp từ các hoạt động công tác xã hội tại Việt Nam là rất lớn, trong đó gồm: Gần 9 triệu người cao tuổi; 6,7 triệu người khuyết tật; 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 2,7 triệu đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; …
Xuất phát từ những chính sách nhân văn và thiết thực, Chính phủ đã ban hành Đề án 32, trong đó đã đặt ra nhiều mục tiêu nhằm cải thiện hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ công ở phạm vi rộng lớn và bền vững. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống mạng lưới cơ sở vật chất, giáo trình, nhân lực và chất lượng chương trình học ngành Công tác xã hội - lĩnh vực nền tảng trong việc triển khai các dịch vụ an sinh xã hội tại Việt Nam.
Đã có nhiều vấn đề được nêu ra như: Vấn đề tiếp cận thực hiện công tác xã hội đối với người nghèo là thanh niên ra sao ? Làm sao để nâng cao năng lực của nhân viên ngành công tác xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH ? Ngoài ra có các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về nghề công tác xã hội tại Việt Nam, thực trạng mạng lưới dịch vụ ngành CTXH tại Việt Nam, thực trạng đào tạo cao đẳng công tác xã hội …

Nhu cầu nhân viên ngành công tác xã hội đang rất lớn

Hiện nay có khoảng hơn 20 trường trung cấp, cao đẳng, đại học triển khai đào tạo nghề Công tác xã hội trên cơ sở chương trình khung đào tạo của Bộ GDĐT. Ngoài ra Bộ LĐ-TB&XH cũng đã phối với hợp với các trường tổ chức giảng dạy cho các giảng viên nghề CTXH nhằm gắn lý thuyết với thực tế công việc.

Thực hành phát triển cộng đồng của lớp ngành công tác xã hội k7 - htt.edu.vn
Mặc dù có nhiều kết quả đạt được nhưng để phát triển nhanh và mạnh ngành công tác xã hội ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn trong triển khai: điều kiện pháp lý để phát triển nghề công tác xã hội vẫn chưa hoàn chỉnh, mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ có thiếu và yếu về số lượng, chất lượng và chưa phát huy được vai trò của tổ chức ngoài công lập; đội ngũ nhân viên ngành công tác xã hội còn thiếu và chưa chuyên nghiệp…
Trong thời gian tới, các cơ quan liên quan sẽ đưa ra các giải pháp và sớm thực hiện để đẩy mạnh phát triển ngành công tác xã hội: rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới nghề công tác xã hội, tăng cường điều tra và khảo sát hiện trạng mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội, nâng cao năng lực thu thập xử lý thông tin về nghề công tác xã hội, tăng cường giám sát và đánh giá đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong việc tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế…

Liên hệ và nộp hồ sơ ĐKXT học ngành công tác xã hội tại Hà nội

Phòng Tuyển sinh – Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính: Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại: 04.3362.8666 – 0928.88.99.00
Website: www.htt.edu.vn
Văn phòng Tuyển sinh – Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
Địa chỉ: Số 2 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.3767.9555 – 0949.099.919

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY



Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

Theo htt.edu.vn

0 on: "Thực tiễn trong phát triển ngành công tác xã hội ở tại Việt Nam"