Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Chính sách Công tác xã hội ở Việt Nam

Những thành tích và kết quả của Công tác xã hội ở Việt Nam đã được đánh giá tại Hội nghị Chuyên đề về Chính sách công tác xã hội diễn ra từ ngày 02 đến ngày 03 tháng 12 năm 2016 tại thành phố Quy Nhơn. Theo đó thì lĩnh vực công tác xã hội ở nước ta đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, chuyển hướng mạnh về cộng đồng.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã đánh giá cao các đề xuất cũng như khuyến nghị của các cơ quan bộ, ngành cũng như các địa phương, các trung tâm Trợ giúp xã hội… Cũng theo ông thì đây là một hội nghị hết sức quan trọng, mục tiêu là hướng tới việc đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo và tăng cường sự trong bằng trong xã hội ở nước ta. Đã có nhiều mô hình trung tâm CTXH vận hành rất hiệu quả, hoạt động tích cực góp phần xây dựng xã hội nhân văn và tiến bộ.
Hội nghị đã chia ra thảo luận về các chuyên đề:
- Phát triển các mạng lưới trợ giúp xã hội cấp cơ sở
- Chăm sóc sức khỏe tâm thần
- Phát triển nghề Công tác xã hội

Theo đánh giá của Hội nghị chuyên đề Chính sách Công tác xã hội thì Công tác xã hội ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, chuyển hướng mạnh về cộng đồng

Sau khi thảo luận theo chuyên đề, các đại biểu đến từ các địa phương, các trung tâm Công tác xã hội đã đưa ra được các mô hình hoạt động có hiệu quả, các bài tham luận tại hội nghị đồng thời nêu rõ những khó khăn mà các địa phương đang phải đối mặt hiện nay; rút ra các bài học kinh nghiệm để khắc phục những khuyết điểm, tồn tại và đưa ra phương hướng,  nhiệm vụ của hoạt động trợ giúp xã hội trong năm 2017 và dài hạn hơn.
Công tác xã hội ở Việt Nam – Nhiều chuyển biến tích cực
Hội nghị Chính sách Công tác xã hội đã đánh giá: Công tác xã hội ở Việt Nam – Nhiều chuyển biến tích cực, chuyển hướng mạnh về cộng đồng
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Y Duyên, cán bộ UNICEF, chủ trì đề tài “Chăm sóc sức khỏe tâm thần”, trong thời gian qua, đã có những nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các dịch vụ trợ giúp xã hội tại Việt Nam của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trên cơ sở đó, các bài tham luận của đại diện các cơ quan, bộ, ngành và trung tâm bảo trợ xã hội… đều thống nhất rằng: các giải pháp hết sức quan trọng ở đây chính là tập trung hướng đến phát triển nghề Công tác xã hội cũng như các mô hình và hệ thống trợ giúp xã hội. Cũng tại Hội nghị, một số mô hình trợ giúp xã hội hoạt động hiệu quả tại các tỉnh, thành phố cũng được đưa ra, có thể kể đến như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bến Tre, Long An…

Dựa trên các tiêu chí của Đề án về nghề ctxh, hoạt động trợ giúp xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực 

Sau phần trình bày của đại diện các địa phương, các trung tâm công tác xã hội… về các mô hình hoạt động hiệu quả, nêu lên các khó khăn cũng như vướng mắc trong quá trình thực hiện, Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cũng có những chia sẻ và đánh giá: Hầu hết các mục tiêu cụ thể được đưa ra tại Đề án Công tác xã hội chúng ta đã đạt được, trong đó có mục tiêu về phát triển các dịch vụ ngành Công tác xã hội. Việc thực hiện tốt các mục tiêu này đã góp phần trợ giúp cho người nghèo, các nhóm đối tượng Bảo trợ xã hội và các đối tượng xã hội khác được thủ hưởng các chế độ và chính sách về y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội cũng như việc làm…
Sau khi lắng nghe đại diện các đại phương, các trung tâm… trình bày về các mô hình hoạt động hiệu quả, cũng như các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Văn Hồi chia sẻ, cơ bản chúng ta đạt được các mục tiêu của Đề án Công tác xã hội, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh và phát triển phát triển các dịch vụ công tác xã hội., tạo điều kiện để mở rộng cơ hội việc làm ngành công tác xã hội... Hầu hết các mục tiêu cụ thể của Đề án Công tác xã hội, chúng ta đã đạt được, góp phần hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện tiếp cận và hưởng thủ các chính sách về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội cũng như việc làm…
Ông Hồi cũng thẳng thắn góp ý: Để phát triển nghề công tác xã hội, việc phải làm rất nhiều. Việc cần làm ngay đó là phải hoàn thiện khuôn khổ chính sách, từ đó thúc đẩy sự phát triển.
Tại Hội nghị, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội thành phố Đà Nẵng – bà Trương Thị Như Hoa cũng chia sẻ: Phải cố gắng hoàn thiện việc hướng dẫn xác định Nhóm tự kỷ trong 6 tháng đầu năm 2017.
Tìm hiểu chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:
Cũng theo ông Hồi, để đáp ứng được nhu cầu của người dân, phải tạo điều kiện cho các trung tâm bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho họ có thể đa dạng hóa nguồn thu, từ đó cải tiến chất lượng dịch vụ cho người dân. Các địa phương có nhiều tiêu chí, có sự quan tâm đến việc đẩy mạnh đổi mới cơ cấu sẽ được ưu tiên đầu tư và động viên khích lệ kịp thời.
Phát biểu trong Hội nghị, cùng quan điểm với ông Hồi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Đình Bốn cũng cho rằng, một trong những việc quan trọng cần làm đó là cải cách thủ tục để đơn giản hơn tới từng người dân.
Kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đã đưa ra Kết luận: Trong thời gian tới, để công tác xã hội, công tác trợ giúp xã hội tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho tiến bọ và công bằng xã hội, đảm bảo an ninh, thì nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng như các địa phương cần tập trung thực hiện là:
- Cục bảo trợ xã hội phải tập trung để xây dựng thật tốt mảng chính sách và pháp luật. Phải thảo luận với các bộ phận và địa phương có liên quan để xây dựng được hướng dẫn xác định Nhóm tự kỉ. Công việc này phải hoàn thành xong trong nửa năm đầu 2017.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
- Cục Bảo trợ xã hội phải chuẩn bị, sửa đổi và kiện toàn các thông tư, nghị định hướng dẫn chức năng cho các trung tâm Bảo trợ xã hội; kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục dạy nghề đề lên phương án và quy hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên công tác xã hội. Cục bảo trợ cũng cần phối hợp với cơ quan y tế và giáo dục để phát triển mạnh hơn nữa công tác xã hội tại các trường học và bệnh viện.
- Địa phương cần chú trọng tới các vấn đề sau: thực hiện cấp giấy chứng nhận cho người khuyết tật, tăng thêm chức năng, nhiệm vụ cho các trung tâm bảo trợ xã hội; tăng cường công tác kiểm tra ở các xã, phường; tăng cường vai trò quản lý của các Sở trong việc thành lập các hội ở địa phương.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cũng ghi nhận những thành tích đã đạt được trong Công tác trợ giúp xã hội, đó là hướng công tác này tới cộng đồng, đa dạng các dịch vụ bảo trợ xã hội, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất… Điều đó cũng được các đại biểu thống nhất cao tại Hội nghị này.

0 on: "Chính sách Công tác xã hội ở Việt Nam"